Biện pháp tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ sức khoẻ “ mùa” dịch
Ánh Nguyễn
Thứ
Nội dung bài
viết
Gần tròn một năm, người dân trên thế giới nói chung và người dân Việt Nam nói riêng dần quen với những khẩu hiệu như “Ở nhà là yêu nước”, “Xin hãy ở yên trong nhà” để bảo vệ bản thân và cộng đồng trước “kẻ thù” Covid-19. Thế nhưng “Cuộc chiến” chống Covid-19 vẫn chưa có hồi kết khi đại dịch tiếp tục có diễn biến phức tạp tốc độ lây lan cực nhanh và hiện chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng ngừa.
Do đó, việc nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch sẽ là “vũ khí” hữu hiệu nhất giúp bảo vệ sức khoẻ bản thân giữa tâm dịch.
1. Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm - “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.
Hệ miễn dịch bảo vệ con người khỏi virus
2. Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào có vai trò ra sao?
Cơ thể của bạn tạo ra các protein được gọi là kháng thể phá hủy các tế bào bất thường. Chúng giúp chống lại các bệnh thông thường như cúm hoặc cảm lạnh và bảo vệ bạn khỏi các bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim.
Hệ thống miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể bạn. Đó là một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp với nhau để bảo vệ cơ thể bạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, thậm chí đó có thể là một loại nấm, tất cả đều có khả năng khiến chúng ta bị bệnh.
Vai trò của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh
Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ chúng ta bằng cách trước tiên tạo ra một rào cản ngăn chặn virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng hoặc kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Và nếu chúng vượt qua hàng rào,hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu và các hóa chất và protein khác tấn công và phá hủy các chất lạ này. Hệ thống miễn dịch cố gắng tìm kháng nguyên và loại bỏ nó trước khi nó có thể sinh sản. Nếu việc ngăn chặn không thành công, hệ thống miễn dịch sẽ còn tăng cường hơn nữa để tiêu diệt những kẻ xâm nhập khi chúng nhân lên.
3. Cách tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ sức khoẻ mùa dịch
3.1. Thay đổi lối sống
Thói quen sức khỏe xấu có thể làm khiến hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động một cách trì trệ hãy cố gắng thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực, giảm bớt sự căng thẳng, nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, stress sẽ khiến cơ thể bạn bị suy nhược luôn trong trạng thái mệt mỏi hoặc chán nản. Hãy thư giãn bằng cách tập thể dục hàng ngày và kiểm soát căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn cần ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi đêm để đẩy mạnh hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
3.2. Tập thể dục thường xuyên
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Tập thể dục cũng giúp bạn tăng mức IgA, một loại protein có trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn chặn các mối đe dọa ra khỏi cơ thể bạn và loại bỏ bất kỳ thứ gì xâm nhập vào cơ thể.
Tập thể dục vừa giảm stress vừa tăng cường hệ miễn dịch
3.3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Nâng cao hệ miễn dịch của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Theo đó, Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày, song song với việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc chiến đấu với Covid-19.
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch
Công thức dinh dưỡng 4-5-1 bao gồm:
Số 4: Là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (Carbohydrate; protein; lipid), protein (động vật và thực vật), lipid (động vật và thực vật) và vitamin, khoáng chất.
Số 5: Để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Các nhóm bao gồm:
Nhóm lương thực (gạo, mì)
Nhóm các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc,…)
Nhóm thịt các loại, cá, hải sản
Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm
Nhóm rau củ quả khác (su hào, củ cải…) cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ.
Số 1: Là mỗi bữa ăn trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm.
Công thức dinh dưỡng 4-5-1 cho thấy, trong mỗi bữa ăn phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối không kiêng khem hoặc lạm dụng bất cứ thực phẩm nào.
4. Thực hiện thông điệp 5K theo khuyến cáo của bộ Y tế
Nghiêm chỉnh chấp hành thông điệp 5K theo khuyến cáo của bộ Y tế để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và toàn xã hội
Nghiêm túc thực hiện theo thông điệp 5K của Bộ Y tế
Khẩu trang : Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
Khử Khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế...). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
Không tập trung: không tập trung đông người nơi công cộng.
Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Như vậy, cần chú trọng chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát tốt các bệnh lý nền nhằm phòng ngừa virus Sars-Cov-2.